Bài đăng nổi bật

Công nghệ DNA tái tổ hợp

I. Mở đầu Vào năm 1973, một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra cơ thể sinh vật đầu tiên với các phân tử DNA tái tổ hợp. Theo đó, Cohen...

Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Elisa là gì- Giới thiệu kỹ thuật Elisa


KỸ THUẬT ELISA


Nguyên lý của kỹ thuật Elisa


Kỹ thuật Elisa (Enzyme-linked immunosorbent assay) là một phương pháp sinh hoá sử dụng chủ yếu trong miễn dịch học để phát hiện sự hiện diện của một kháng thể hoặc kháng nguyên trong một mẫu; Elisa được sử dụng như một công cụ chẩn đoán y học và bệnh lý học thực vật, cũng như kiểm soát chất lượng trong các ngành công nghiệp khác nhau.


Nguyên lý của ELISA chính là dựa vào tính đặc hiệu kháng nguyên  – kháng thể và gồm các bước cơ bản sau:

Kháng nguyên – antigen (KN) chưa biết được gắn trên một bề mặt.
Kháng thể – antibody (KT) biết trước được “rửa” qua bề mặt đó. Kháng thể này được gắn kết với ezyme.
Thêm vào một cơ chất (substance), enzyme sẽ biến đổi cơ chất này và tạo tín hiệu có thể xác định được.

Các phương pháp ELISA:


Có ba phương pháp:

1. Phương pháp ELISA trực tiếp:

Sử dụng một kháng thể có gắn cơ chất enzyme sẽ liên kết trực tiếp với kháng nguyên trên bề mặt đĩa phản ứng.

Ưu điểm:


  • Nhanh, vì chỉ sử dụng một kháng thể có gắn cơ chất à hạn chế tối đa các thao tác khi thực hiện phản ứng.
  • Loại bỏ được phản ứng chéo của kháng thể thứ cấp.

Nhược điểm:

  • Hoạt động miễn dịch của kháng thể sơ cấp có thể bị ảnh hưởng xấu bởi enzyme hoặc cơ chất gắn,
  • Khó khăn và tốn kém trong việc lựa chọn kháng thể cho phản ứng.
  • Không linh hoạt trong việc lựa chọn các cơ chất gắn.
  • Tín hiệu khuếch đại thu được thấp.



2. Phương pháp ELISA gián tiếp:


Trong phương pháp này, một kháng thể thứ cấp sẽ được bổ sung và bắt cặp đặc hiệu với kháng thể sơ cấp đã bắt cặp với kháng nguyên. Kháng thể thứ cấp có gắn cơ chất sẽ phát tín hiệu khuếch đại khi xảy ra phản ứng bắt cặp kháng nguyên kháng thể đặc hiệu.

Ưu điểm:


  • Linh hoạt trong việc sử dụng các kháng thể thứ cấp có gắn cơ chất.
  • Linh hoạt và dễ dàng trong việc lựa chọn kháng thể sơ cấp cho phản ứng.
  • Hoạt động miễn dịch của kháng thể sơ cấp có thể phát huy tối đa vì không bị ảnh hưởng bởi cơ chất đánh dấu.
  • Độ nhạy cao.
  • Linh hoạt trong việc sử dụng cơ chất.


Nhược điểm:


  • Có thể xảy ra phản ứng chéo với các kháng thể thứ cấp à độ đặc hiệu của phản ứng bị ảnh hưởng.
  • Thời gian thực hiện phản ứng lâu hơn.

Phương pháp ELISA “Sandwwich”:

  • Một kháng thể gắn sẽ được sử dụng để gắn với kháng thể sơ cấp, tiếp theo kháng thể thứ cấp có gắn cơ chất enzyme được bổ sung để bắt cặp với kháng thể thứ cấp trong phản ứng. Tín hiệu khuếch đại thu được khi có sự bắt cặp kháng nguyên – kháng thể đặc hiệu.


Ưu điểm:


Mẫu không cần tinh sạch trước khi phân tích.
Độ đặc hiệu cao
Thích hợp cho các mẫu phức tạp.
Linh hoạt và độ nhạy cao.


Ứng dụng


Hiện nay, ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học, nông nghiệp và đặc biệt trong các quy trình kiểm tra chất lượng các sản phẩm sinh học.


  • Trong thực phẩm
  • Kỹ thuật ELISA có thể phát hiện và định lượng vi sinh trong thực phẩm trong thời gian vài giờ sau khi tăng sinh.
  • Phát hiện độc tố trong tảo
  • Phát hiện vi khuẩn E.coli, Salmonell, Staphylococcus aureus, sán lá gan,.. trong thực phẩm.
  • Phát hiện chất chloramphenicol trong tôm, cá và cá sản phẩm thuỷ sản
  • Kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thực phẩm, tàn dư thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…
  • Trong y học
  • Là một trong các kĩ thuật xét nghiệm HIV nhằm phát hiện kháng nguyên p24.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và C, bệnh ung thư.
  • Ứng dụng để phát hiện bệnh A.cantonensis (bệnh viêm màng não)
  • Xác định tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng sốt rét ở miền Trung – Tây Nguyên.
  • Trong nông nghiệp
  • Chẩn đoán bệnh Tristeza (tác nhân gây bệnh héo rũ) trên cây cam quýt.
  • Giám định sự hiện diện của BBTV gây bệnh chùn đọt ở chuối.
  • Phát hiện kháng thể chống Mycoplasma hyopnewmonia (ML) ở heo.
  • Giám định bệnh lùn xoắn lá ở lúa bằng phương pháp DAS ELISA cải tiến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét